Hướng Dẫn Chụp Dải Ngân Hà – Milkyway

Chụp ảnh Milky way là 1 cách chụp phong cảnh thường thấy tại VN và thế giới. Mình sẽ nói qua về Milky way: Ngân Hà, còn gọi là sông Ngân, là một thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.

Giới thiệu về milky way

Chụp ảnh Milky way là 1 cách chụp phong cảnh thường thấy tại VN và thế giới. Mình sẽ nói qua về Milky way: Ngân Hà, còn gọi là sông Ngân, là một thiên hà (galaxy) mà hệ Mặt Trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.

Giải ngân hà luôn xuất hiện trên bầu trời nhưng chúng ta chỉ có thể nhìn thấy rõ nhất vào van đêm, ở VN thì thời điểm lý tưởng để chụp Ngân Hà trong khoảng tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, lý do là ngoài các tháng kia thì Ngân Hà sẽ nổi vào ban ngày chúng ta ko nhìn thấy.

Bắt đầu từ 10h đêm trở đi là chúng ta có thể chụp Ngân Hà được rồi, lý tưởng nhất là 12h đêm đến 2h sáng là thời điểm sáng và rõ nhất.

Chỉ ở 1 số khu vực nhất định, trời trong, không có mây mù, và phải thoáng thì mới có thể chụp được Ngân Hà. Để máy ảnh có thể chụp được Ngân Hà thì mắt thường của chúng ta đã có thể nhìn thấy được thì mới chụp được, nếu mắt không nhìn thấy thì chụp sẽ bị nhiễu và không rõ.

Với hệ máy Olympus thì tôi khuyến nghị các bạn chỉ nên để ISO tối đa 2000 thôi vì để cao hơn sẽ rất nhiễu, nhưng đừng lo lắng chúng ta sẽ hậu kỳ nữa.

Hướng dẫn chụp Milkyway
By #keengfoto – Long Cốc đêm đầy sao
Hướng dẫn chụp Milkyway
By #keengfoto – Móng Ngựa Mù Cang Chải đêm đầy sao
Hướng dẫn chụp Milkyway
By #keengfoto – Tà Xùa đêm đầy sao

Giới thiệu một số ống kính chụp Astrophotography tốt

Để chụp được Ngân Hà chúng ta cần những ống kính độ mở lớn nhất có thể như Olympus mZuiko 7-14mm f/2.8 Pro, mZuiko 8mm f/1.8 Pro hoặc những ống Laowa 6mm f/2 Zero-D | Laowa 7.5mm f/2 | Laowa 18mm f/0.95  (đây là ống kính lý tưởng đó.

Thông số setup chụp milkyway

Về thời gian phơi sáng, thường theo công thức thì chúng ta lấy 500 / (hệ số crop x tiêu cự) (thí dụ: 500 / (7mmx2) = 35,7s (khoảng 36s là ổn). Nhưng tôi thì thường tuỳ biến, lúc thì 25s, lúc 35s, có lúc tôi để 50s về nhà tuỳ vào cái nào đẹp nhất thì chọn.

Trong số chúng ta không phải ai cũng có đủ điều kiện về thiết bị, vậy thì chúng ta đành phải hy sinh một số thư như noise hơn, ảnh ko được mịn, nhưng bù lại chúng ta được trải nghiệm cảm giác chụp Ngân Hà giữa màn đêm đen kịt.
Để chụp được Milky way chúng ta nên dùng chân máy, ở đây tôi nói là nên dùng chân máy vì với hệ máy ảnh nhỏ gọn Olympus OM-D E-M1 Mark II với khả năng chống dung siêu Việt thì bạn có thể ko cần chân máy: Xem ảnh chụp Ngân Hà bằng chân máy cơm tại đây
Bức ảnh tôi chụp ở trên tôi để ISO1250, S=50s, f/2.8, thực là chụp chỉ để thử nghiệm nhưng cũng không đến nỗi tệ lắm các bạn nhỉ.
Công cuộc hậu kỳ nữa. Bức ảnh trên tôi hậu kỳ bằng snapseed trên điện thoại.
update: các bước hậu kỳ 1 bức ảnh Ngân Hà vào kỳ sau.
Các hình ảnh trong bài viết đều được chụp từ máy ảnh Olympus, mọi thông tin về máy ảnh Olympus tham khảo tại tại http://www.olympusvietnam.com.vn / fanpage Olympus Vietnam 

 

 

Mục nhập này đã được đăng trong Tin Tuc và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *